Thuyết phục các nông dân Châu Á nhìn nhận quyền lợi động vật một cách nghiêm túc
[This post has been translated from English to Vietnamese. You can find the original post here. This translation was made possible with support from World Animal Protection courtesy of a grant from the Open Philanthropy Project.]
Phúc lợi động vật là một thuật ngữ rất phổ biến ở phương Tây và được biết đến trong một thời gian dài: chúng ta nghe về thuật ngữ này trên tin tức, nhìn thấy trên nhãn hiệu thực phẩm và tìm hiểu về nó ở trường học. Một phần là do ngành chăn nuôi đã có lịch sử lâu đời và khi ngành công nghiệp này ngày càng phát triển, chúng ta nhận ra rằng chất lượng sống của động vật – không chỉ là số ngày mà chúng sống – là một yếu tố đạo đức quan trọng đáng để xem xét.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc) tìm hiểu những lý do đã khiến các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp chăn nuôi Châu Á đưa ra các tiêu chuẩn phúc lợi động vật cao hơn. Điều này đặc biệt được quan tâm vì hầu hết các nghiên cứu liên quan khác đều chỉ tập trung vào các nước phương Tây, nơi có nền tảng văn hóa khác biệt đáng kể. Hơn nữa, nghiên cứu còn cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về những nhận thức tương ứng ở các nước Châu Á.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn các bên liên quan ở sáu quốc gia Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc – nước có sản lượng động vật nuôi lớn nhất thế giới. Ở mỗi quốc gia, các nhóm tập trung (vd: những cuộc phỏng vấn nhóm) được tổ chức ở các khu vực khác nhau. Mỗi nhóm tập trung gồm các lãnh đạo từ nhiều ngành khác nhau (vd: lãnh đạo ngành công nghiệp tư nhân hoặc đại diện chính phủ), tất cả họ đều có khả năng tạo ra sự thay đổi trong các doanh nghiệp tư nhân. Để đo lường nhận thức của những người tham gia, các tác giả đã chuẩn bị một danh sách của những lợi ích tiềm năng mà có thể đạt được khi đưa ra những tiêu chuẩn phúc lợi động vật cao hơn. Những lợi ích này được phân thành bốn loại chính: lợi ích cho con người (vd: an toàn thực phẩm), lợi ích tài chính, lợi ích cho động vật (vd: tránh bị ngược đãi) và lợi ích cho cộng đồng (vd: bảo tồn hệ sinh thái). Với vai trò là nhiệm vụ chính của nghiên cứu, tất cả những người tham gia từ mỗi nhóm tập trung đã phải làm việc cùng nhau và xếp hạng những lợi ích này dựa trên mức độ liên quan và tầm quan trọng được nhận thức của chúng.
Trong số đó, lợi ích cho động vật là chủ đề được những người tham gia dành ít thời gian để thảo luận nhất. Trong khi một nửa số người tham gia của các nhóm tập trung cũng như ở các khắp các quốc gia, tránh cho động vật khỏi bị ngược đãi được xem là một lợi ích tiềm năng. Chỉ có Ấn Độ và Bangladesh hầu như đều có nhận thức về việc sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho động vật. Ở các quốc gia khác, nghiên cứu cho thấy lợi ích cho động vật không được coi là lý do thuyết phục đáng kể để đưa ra những thay đổi về tiêu chuẩn phúc lợi động vật.
Điều quan trọng nhất đối với những người tham gia nghiên cứu là lợi ích tài chính. Điều này đặc biệt đúng đối với các nhóm tập trung ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Những lợi ích trên phương diện này là tăng năng suất và cải thiện chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng vẫn còn nghi ngờ liệu phúc lợi động vật cao hơn có thực sự mang lại lợi ích tài chính hay không, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Nhìn chung, các nhà lãnh đạo ngành chăn nuôi ở Trung Quốc và Đông Nam Á khá nhất quán trong nhận thức của họ. Sự khác biệt căn bản về nhận thức có thể được quan sát thấy giữa tiểu lục địa Ấn Độ và một bên là khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á. Những người tham gia đến từ Ấn Độ và Bangladesh xác định các lý do tập trung vào động vật và các lý do tập trung vào con người như là những lợi ích một cách thường xuyên hơn. Theo các tác giả, mức nhận thức cao hơn này về những lợi ích liên quan đến con người và động vật có lẽ vì Ấn Độ và Bangladesh đều là những quốc gia kém phát triển hơn đáng kể so với các khu vực khác trong nghiên cứu; động vật nuôi thường hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày ở những xã hội như vậy, và những nước này không phát triển nông nghiệp theo cách mà Trung Quốc và các nước khác đã làm. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng, trong số các yếu tố khác, những hoàn cảnh như vậy làm cho việc đạt được mức độ bất đồng về nhận thức cần thiết để không quan tâm đến phúc lợi động vật trở nên khó khăn.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng niềm tin tôn giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức được quan sát thấy ở Ấn Độ và Bangladesh, đặc biệt là vì bò được tôn kính như loài vật linh thiêng trong Ấn Độ giáo, tôn giáo lớn nhất ở tiểu lục địa Ấn Độ. Mặt khác, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thường ưu tiên các lợi ích tài chính hơn. Bên cạnh có các tín ngưỡng tôn giáo khác, những khu vực này phát triển hơn và có các ngành nông nghiệp lớn hơn, vốn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở các quốc gia này.
Nghiên cứu này cho thấy những lý do tiềm năng cho việc đưa ra các tiêu chuẩn phúc lợi động vật cao hơn trong ngành chăn nuôi được nhận thức như thế nào ở một loạt các quốc gia Châu Á. Những người ủng hộ động vật có thể sử dụng những kết quả này như một kim chỉ nam để tạo ra các lập luận hiệu quả nhằm thuyết phục lãnh đạo các ngành đó đi theo hướng vì quyền lợi động vật tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nhu cầu nghiên cứu thêm để làm nổi bật lợi ích của việc đưa ra các bước hướng tới phúc lợi động vật cao hơn, khi vẫn còn tồn tại những nghi ngờ trong số những người đưa ra quyết định của ngành chăn nuôi. Việc truyền thông có mục tiêu phù hợp về những phát hiện như vậy đến các bên liên quan có thể là một khía cạnh quan trọng trong việc vận động cho quyền động vật trong các ngành nông nghiệp chăn nuôi.
https://www.mdpi.com/2076-2615/9/4/123